Marketing

Lợi Thế Bán Hàng Đôi Khi Chỉ Là Một Cảm Giác

Lợi Thế Bán Hàng Đôi Khi Chỉ Là Một Cảm Giác

Vợ tôi vừa mua cho cô ấy chiếc đầm với giá 3.000.000đ!

Bạn có thể mua những chiếc đầm tương tự với thiết kế và chất liệu đẹp ở rất nhiều nơi khác với giá chỉ bằng 1/3. Nhưng, có lẽ bạn chưa từng có ý định mua một chiếc đầm như thế cho đến khi nhìn thấy nó trong catalogue của H&M và cảm thấy thích thú.

Điều thú vị là: Cảm giác được trẻ lại chính là thứ được bán ở đây, chứ không phải là bản thân chiếc đầm.

Đây chính là những cảm xúc mà một người trong độ tuổi như của vợ tôi sẽ cảm nhận được khi họ mặc chiếc áo này. Nó là một cỗ máy thời gian thần kỳ, chứ không đơn thuần là món đồ.

Những từ ngữ của Yamaha như: “trẻ trung… đầy sức mạnh” cũng thể hiện được cảm giác của tôi khi ngồi vào và lái chiếc xe Jupiter của mình.

Nó khiến tôi cảm thấy như mình đang quay trở lại khoảng thời gian sinh viên phóng xe trên đường mà không hề quan tâm đến vé phạt tốc độ hay những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hay các tai nạn có thể xảy ra. Khi ấy, tôi tràn đầy sức mạnh, tôi bất khả chiến bại.

Ở một độ tuổi nhất định, tôi nghĩ rằng mọi người đều khao khát có lại cảm giác này, và mọi người sẽ cố gắng có lại nó bằng cách mua, thuê hay sở hữu những thứ khác nhau – và thường rất dễ bị cảm xúc chi phối để mua một gói sản phẩm có thể mang đến cho họ những cảm giác đó.

Có rất nhiều người vốn không hề có nhu cầu phải mua những món đồ này. Tuy nhiên, việc cảm thấy mình trẻ lại còn vượt qua cả nhu cầu. Nó còn mạnh mẽ hơn một mong muốn đơn thuần. Nó giúp thỏa mãn những xúc cảm ẩn sâu trong lòng.

Quan trọng là bạn hiểu được rằng: phần lớn mọi người sẽ không hành động để biến lý tưởng trong tâm trí mình thành hiện thực.

Ví dụ, ai cũng muốn cảm thấy trẻ trung hơn, nhưng phần lớn mọi người sẽ không thể gò mình vào một chế độ ăn kiêng nghiêm khắc theo kiểu Địa Trung Hải, tập thể dục 30 phút một ngày, tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, hay chuyển đến một nơi ít căng thẳng và ô nhiễm hơn…

Nhưng chắc chắn họ có thể làm được một việc đơn giản là mua một món đồ nào đó để có thỏa mãn cảm giác mong muốn này (một mong muốn được khơi lên khi họ nhìn thấy sản phẩm). Sản phẩm có thể là một món đồ chơi yo-yo họ nhìn thấy khi thanh toán trong cửa hàng tạp hóa, hoặc có thể là chiếc áo khoác cọc tay.

Hoặc nếu giàu có hơn, một ông già 60 tuổi có thể cưới một cô vợ 22 tuổi (hoặc một quý bà cưới chàng trai trẻ). Sẽ có rất nhiều người bỏ tiền ra mua món gì đó chỉ để cảm thấy trẻ trung trở lại. Sự trẻ trung – cả về bề ngoài lẫn cảm giác bên trong – là giá trị được đánh giá rất cao.

Câu hỏi của ngày hôm nay là: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể tạo ra một USP – Lợi Thế Bán Hàng đánh vào cảm giác không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *